Lịch Sử Trung Tâm Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Thuận An

  1. LỊCH SỬ:

    Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An còn được dân chúng quanh vùng gọi bằng cái tên thân quen Trường câm điếc Lái Thiêu, hay cái nôi của người câm điếc tại Việt Nam. Nơi đây hơn một trăm năm qua, biết bao thế hệ những người câm điếc đã được nuôi dưỡng và giáo dục:

  2. nhà tiếp khách
    Được thành lập năm 1886 do một linh mục người Pháp thuộc hội thừa sai Paris: Cha Azemar (còn được gọi là cha Lực). Từ năm 1866 cha Azemar lúc bấy giờ là cha sở họ đạo Lái Thiêu đã quy tụ khoảng 5 trẻ điếc để dạy ngôn ngữ và đạo đức, đến năm 1880 cha gửi anh Nguyễn Văn Trường một thanh niên câm điếc sang Pháp để học về phương pháp dùng ký hiệu ngôn ngữ điệu bộ, khi anh Trường về nước cha chính thức tuyên bố mở trường dạy trẻ điếc vào năm 1886.
    • Năm 1903 trường được giao cho các nữ tu dòng Thánh Phaolo và các chị tiếp tục quản trị cho đến 1975.
    • Năm 1975 trường được công lập hoá , đặt dưới sự chỉ đạo của bộ Lao động , thương binh và xã hội.
    • Tháng 7 năm 1995 trường được đặt dưới sự chỉ đạo của bộ giáo dục và đào tạo
    • Tháng 7 năm 1997 trở thành thành viên của đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
    • Tháng 10 năm 1999 trực thuộc đại học sư phạm.

    Số học sinh: Từ khi khai mở đến nay số học sinh lưu lại trong danh sách của nhà trường có thể được liệt kê như sau:

    • 1866-1903:    5 đến 20 học sinh
    • 1903-1904:   30 học sinh
    • 1934-1937:   70 học sinh
    • 1937-1947: 140 học sinh
    • 1947-1957: 250 học sinh
    • 1957-1967: 360 học sinh
    • 1967-1968: 380 học sinh
    • 1968-1969: 441 học sinh
    • 1969-1970: 470 học sinh
    • 1970-1971: 510 học sinh
    • 1971-1972: 550 học sinh
    • 1972-1973: 600 học sinh
    • 1975-1989: 200 học sinh
    • 1990-1991: 220 học sinh
    • 1991-1992: 260 học sinh
    • 1992-1993: 280 học sinh
    • 1994-1995: 290 học sinh
    • 1995-1996: 291 học sinh
    • 1996-1997: 300 học sinh
    • 1997-1998: 310 học sinh
    • 1998-1999: 298 học sinh
    • 1999-2000: 298 học sinh
    • 2000-2001: 300 học sinh
    • 2001-2002: 300 học sinh (kể cả trại viên)

    Điạ chỉ:
    B 43 khu phố Bình đức, thị trấn Lái Thiêu, Huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
    Tel/Fax: 84 650 743007- 0650 755587
    Email: mariemaianh@hcm.vnn.vn
    Diện tích: 16,000m²
    Diện tích sử dụng : 5,000m²

  3. MỤC ĐÍCH VÀ HOẠT ĐỘNG:

  4. Là một trung tâm đào tạo giáo viên, một trường nội trú chuyên nuôi dưỡng và giáo dục trẻ khiếm thính.
    Trình độ:
    hiện nay, trung tâm cung cấp cho trẻ một nền giáo dục tiểu học, đồng thời giáo dục và phục hồi chức năng nghe cho trẻ để trẻ có thể giao tiếp và hoà nhập trong cộng đồng xã hội.
    Dạy nghề:
    Cung cấp cho trẻ các bước cơ bản về các nghề thêu, may, mộc, lọng để trẻ có thể tự mưu sinh để có thể sống tự lập trong gia đình và xã hội.
    Đào tạo:
    Từ năm 1994 Trung tâm kết hợp với trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương và đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh để đào tạo giáo viên trung học hoặc cao đẳng sư phạm chuyên nghiệp cho các trường chuyên biệt và hoà nhập trong các tỉnh miền Trung và miền Nam.

    • 1994-1996: 27 giáo viên
    • 1996-1999: 31 giáo viên
    • 1998-2001: 34 giáo viên
    • 2000-2003: 50 giáo viên.

  5. TỔ CHỨC:
  6. Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An được chia làm 3 bộ phận chính: Phòng giáo dục, đào tạo, phòng dạy nghề, phòng hành chính.
    Phòng hành chánh quản trị:
    Gồm trưởng , phó phòng và các bộ phận kế toán, văn thư, cấp dưỡng. Phòng được điều hành theo quy chế cuả nhà nước
    Phòng giáo dục đào tạo:
    Gồm Trưởng, phó phòng và 34 giáo viên tiểu học có trình độ đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Qua nhiều thế hệ, Chương trình giáo dục thường được biên soạn này dựa trên những điểm chính yếu của chương trình dành cho các học sinh tiểu học phổ thông. Tuy nhiên các phương pháp giao tiếp biến chuyển với thời gian.
    Các phương pháp giáo dục:
    Trong quá trình lịch sử Trung tâm đã sử dụng những phương pháp sau:

    • Phương pháp thuần dùng ngôn ngữ ký hiệu (1886-1936):
      Sau thời gian được đào tạo tại Rodez ( Pháp) bằng phương pháp dùng ngôn ngữ ký hiệu đơn thuần, Thầy Trường đã truyền đạt cho cả trường cách dùng ngôn ngữ ký hiệu như một phương tiện trong việc giao tiếp giữa thầy và trò. Đến năm 1936: Hai nữ tu Monica Nguyễn Thị Tịnh và Simone Philip đi du học tại Nogent le Rotrou theo phương pháp Belge tức là phương pháp vẫn dùng ngôn ngữ ký hiệu nhưng xen vào rất nhiều chữ viết.
    • Phương pháp hoãn hợp:
      Năm 1967-1970 Nữ tu Marie de saint Claire Nguyen Thi Phuc, sau ba năm du học tại Pháp đã trở về nước với phương pháp trực tiếp. Đặc trưng của phương pháp này đi từ can thiệp sớm (education precose), trang bị máy nghe, rồi dùng các đồ dùng trực quan, các cuộc tham quan để đưa trẻ đi vào ngôn ngữ nói. Tuy nhiên , Trong thời điểm đó kỹ thuật về máy nghe cũng còn ở giai đoạn nghiên cứu. Đối với các nhà giáo dục thì việc dạy nói đồng nghiã với việc sửa tật phát âm qua việc định vị trí của môi, miệng cộng với cảm giác cảm nhận của xúc giác. Cũng trong thời điểm đó trang bị máy nghe cho với trẻ còn là một thách đố rất lớn đối với hoàn cảnh của xã hội Việt Nam nên bà Phúc chỉ phát huy tới mức tối đa phương pháp sửa tật phát âm qua hình miệng. Vì không có máy nghe dạy học trong các lớp còn sử dụng phương pháp hoãn hợp trong giao tiếp có nghiã là dùng cả hình môi, dấu múa quy ước.
    • Phương pháp nghe nói:
      1990 Từ năm 1989, một khái niệm về sự giao tiếp bằng lời đã được du nhập vào Việtnam qua sự hiện diện của uỷ ban II Hà Lan. Cùng lúc ấy Trung tâm đã gửi hai nữ tu Marie Ngo Thi Mai Anh và Lidwina Lê Thị Huê sang Pháp để theo khóa đào tạo giáo viên dạy người điếc của Hiệp Hội Quốc Gia về các trường mù và Trường điếc tại Paris (FISAF); đồng thời trung tâm cũng gửi cô Nguyễn Thanh Thu Thuỷ và nữ tu Theùrese Trịnh Thị đào theo học khoá đào tạo do Uỷ Ban II Hà Lan tổ chức. Giai đoạn này, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật về máy trợ thính, một quan niệm mới trong giảng dạy trẻ khiếm thính : Quan điểm về việc dạy nói đã hoàn toàn thay đổi. Mô phỏng theo cách học nói của con người, người ta nhận ra tầm quan trọng chủ yếu của thính giác trong việc hình thành ngôn ngữ, Việc phát hiện sớm độ mất thính giác và mang máy cho trẻ sớm, hướng dẫn cho phụ huynh trong việc giao tiếp với trẻ khiếm thính ngay trong thời kỳ phát triển ngôn ngữ (từ 0 đến 2 tuổi) là một bước rất quan trọng trong việc hình thành ngôn ngữ nói cho trẻ.
      Ngay từ những năm đầu của thập niên 1990, trung tâm đã bắt đầu thử nghiệm việc dạy học với phương tiện giao tiếp bằng nghe nói. đặt việc hội thoại làm trung tâm. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hành và nghiên cứu, Trung tâm nhận ra phương pháp nghe nói sẽ chỉ đem lại hiệu quả tốt khi hội đủ các yếu tố được chọn lọc kỹ càng về khả năng của giáo viên, sự phát hiện tật điếc thật sớm(0-2 tuổi) sự hỗ trợ hữu hiệu của máy móc, kỹ thuật, sự cộng tác có ý thức của phụ huynh, môi trường v..v Từ đó Trung tâm đưa ra hai đường hướng:
      Đường hướng sử dụng giao tiếp tổng hợp:
      Dành cho các học sinh học sinh đến trường ở độ tuổi quá lớn và không nằm trong chương trình can thiệp sớm
      Đường hướng sử dụng ngôn ngữ nói trong giao tiếp:
      Dành cho các học sinh đã tham dự chương trình can thiệp sớm, hoặc các học sinh đến trường sớm (trước 5 tuổi).

  7. ĐÀO TẠO:
  8. Là môt trung tâm giáo dục trẻ khiếm thính có chiều dầy về lịch sư, Ngay từ khi còn được quản lý bởi Bộ Lao động , thương binh và xã hội, trung tâm Thuan An đã được giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ xã hội và giáo viên giảng dạy trong các trường khiếm thính. Nhưng công việc này chỉ dừng lại ở bước bồi dưỡng ngắn ngày. Từ năm 1994, với sự tài trợ của tổ chức Caritas và sự cộng tác của trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương, Trung tâm đã bắt đầu mở ra các khoá sư phạm trung cấp và cao đẳng để đào tạo giáo viên giảng dạy trong trường tiểu học. Các khoá học diễn tiến như sau:
    • 1994-1996: 27 giáo viên được đào tạo.
    • 1996-1999: 31 giáo viên được đào tạo.
    • 1998-2001: 34 giáo viên được đào tạo.
    • 2000-2003: đào tạo 50 giáo viên (do đại học sư phạm TP HCM tổ chức)

  9. PHÒNG DẠY NGHỀ:
  10. Gồm trưởng phòng và 10 giáo viên. Phòng dạy nghề gồm các lớp thêu, may , vẽ, lọng , mộc. Khi học sinh bắt đầu học chương trình lớp ba, nghiã là các em đã bắt đầu có kỹ năng đọc, viết , tính toán. Học sinh bắt đầu được phân chia vào các lớp kể trên vào 4 buổi chiều trong một tuần. Buổi sáng các em tiếp tục theo học chương trình tiểu học trong các lớp. Khi các em tốt nghiệp tiểu học về văn hoá thì đồng thời cũng được trang bị một kỹ năng cơ bản về nghề nghiệp để có thể tiếp tục được phát triển tại gia đình với sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình. Đa số học sinh có thể tự mưu sinh với nghề nghiệp các em học được nơi trường với sự trợ giúp của các thành viên trong gia đình các em.

* Trung tâm luôn ước mong được sự ủng hộ và trợ giúp của các cá nhân, đoàn thể trong và ngoài nước để có đủ phương tiện phát triển cho trẻ khiếm thính về giáo dục và đời sống.