Chỗ nương tựa cuối cùng
cho những bệnh nhân AIDS



Hiện nay, toàn TP Hồ Chí Minh có trên 7.800 người nhiễm HIV / AIDS, trong đó, 2800 ca đã chuyển sang giai đoạn AIDS. 1000 người trong số này đã tử vong.
Thực tế cho thấy, việc chăm sóc người bị bệnh AIDS giai đoạn cuối đang là vấn đề nan giải, nhất là những bệnh nhân vô gia cư hoặc từ các tỉnh trôi dạt về thành.

Trung tâm do các nữ tu thuộc Tu hội nữ tử bác ái Vinh Sơn phụ trách. Các nữ tu giới thiệu từng khu, từng công trình được xây dựng bằng sự đóng góp quý báu từ nhiều nguồn,như sự tài trợ của Tu hội nữ tử bác ái Vinh Sơn ở Pháp, Hội Bác ái Vinh Sơn ở Mỹ, tổ chức Benevolentia ở Hà Lan, Hội Công Giáo ức và nhóm thiện nguyện Hồng Bàng ở Mỹ cùng với nhiều cá nhân từ thiện trong và ngoài nước khác.
Ảnh: N.Hữu
Thăm hỏi bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối ở Trung Tâm Mai Hoà
Chỉ với vài chục giường bệnh chắc chắn không đáp ứng đủ yêu cầu khi số người bệnh ở thành phố đang ngày càng gia tăng. Có điều, đây sẽ là nơi an ủi suốt đời cho những người bất hạnh, bị chính những người thân của mình ruồng bỏ. Về với trung tâm, bệnh nhân được đối xử đầy tình người, không có sự phân biệt, không còn mặc cảm bị bỏ rơi. Sơ Tuệ Linh nói:"Cái chính là sự tiếp đón và sự gần gũi, chăm sóc ân cần của trung tâm, chúng tôi muốn người thân của họ hiểu rằng, bệnh này không dễ lây lan và bệnh nhân cần nhận được sự an ủi của chính những người thân trong gia đình ... "

Đừng để họ chết
trong cô đơn

"Có thể nói, Trung tâm Mai Hòa là một mô hình nhà mở cần thiết cho những bệnh nhân AIDS không nơi nương tưạ. Thế nhưng, để giảm gánh nặng cho trung tâm cũng như các cơ sở xã hội, nơi đang nuôi dưỡng chăm sóc số bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối, thì môi trường cộng đồng và gia đình vẫn là nơi tốt nhất có thể chăm sóc người bệnh". ó là lời nhận định của bác sĩ Nguyễn Hữu Luyến (Trung tâm Y tế dự phòng).
Nhằm xây dựng mhịp cầu đồng cảm giữa những người nhiễm HIV/AIDS với nhau, Trung tâm Y tế dự phòng đã xây dựng được mạng lưới "Bạn giúp bạn". Những nhóm đồng đẳng này được huấn luyện kỹ năng chăm sóc bệnh nhân AIDS tại nhà. Không chỉ cảm thông và chia sẻ với người bệnh "gần đất xa trời", nhóm đẳng này còn tuyên truyền, tư vấn để gia đình hiểu rõ căn bệnh và biết cách chăm sóc người thân của mình sao cho khỏi bị lây nhiễm. Anh Thủy - một tình nguyện viên tâm sự: "Có nhiều bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối, dù được gia đình cứu mang trong những ngày cuối cùng vẫn cảm thấy cô đơn với nỗi đau của thể xác lẫn tâm hồn. Bởi lẽ, những người thân của họ sợ bị lây nhiễm đã bỏ mặc họ ở một xó nhà, không hề hỏi han, chăm sóc. Vì thế khi nhận được sự chăm sóc, chia sẻ cuả những tình nguyện viên, họ cảm động đến rơi nước mắt". Chị Trương Hồng Tâm - Người đã từng gắn bó với những bệnh nhân AIDS lang thang cận kề với cái chết tâm sự:"Nhìn cảnh những bệnh nhân AIDS vật vã những ngày cuối đời nơi gầm cầu hoặc những bệnh nhân chết lạnh lẽo ở một góc đường không một mảnh chiếu rách che thân, lòng tôi quạnh thắt. Có lẽ trong những khoảng khắc cuối cùng ấy, họ đã nghĩ đến những người thân, nghĩ đến mái nhà êm ấm nơi họ được sinh ra ... "
Bài: TRIẾT - BÌNH

Mái nhà đầu tiên dành
cho người bị bệnh AIDS.

   Đó là một khu nhà khang trang nằm giữa một khu đất rộng hơn một mẫu ở xã An Nhơn Tây,Cử Chi, nơi an dưỡng của những bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối, không nơi nương tựa. Những người có mặt đã xúc động trước sự đón tiếp diụ dàng, ân cần của các nữ tu trong những chiếc áo dài xanh đơn sơ, trước một buổi lễ khánh thành đặc biệt, không phô trương hình thức mà đầy ắp tình người.
Ảnh: Minh Triết
Trung Tâm Mai Hòa trong ngày khánh Thành
Từ chiếc giường bệnh với nệm gối còn mới toanh, anh Bảo, người bệnh duy nhất của trung tâm hiện nay của trung tâm đưa mắt nhìn mọi người. Anh là người không có thân nhân, không nơi nương tựa. Từ bệnh viện Phạm Ngọc Thạch anh được đưa về với sự chăm sóc ân cần của các sơ. Chỉ mới mấy ngày, anh đã ăn uống khá hơn và lên cân chút ít. Hai mươi ba tuổi đời, bỏ nhà đi bụi đời từ lâu, anh nằm bệnh viện thân nhân không biết. May mà ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, anh được chăm sóc đàng hoàng, nay được về đây, anh thoải mái, vui vẻ hơn. Hai khu nhà bệnh có 12 giường. Lãnh sự quán Canada đã tài trợ để xây tiếp 2 nhà bệnh nữa nhằm tăng số giường bệnh, đón tiếp thêm những bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối, không nơi nương tưạ từ các bệnh viện về. Khi bệnh nhân qua đời, trung tâm sẽ đưa đi hoả táng, tro hài cốt sẽ giải quyết theo nguyện vọng cuả người bệnh.